Gỗ ghép thanh là gì ?
Gỗ ghép thanh là loại vật liệu được sử dụng phổ biến trên thế giới và hiện nay đã có mặt tại thị trường Việt Nam. Sản phẩm này được cấu thành bởi quá trình ghép các thanh gỗ tự nhiên (gỗ lấy từ rừng tự nhiên) có kích thước tương tự nhau lại để tạo ra thanh gỗ có kích thước lớn.
Khu vực có sản lượng gỗ tự nhiên ghép thanh lớn nhất là châu Âu, nơi có những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn. Sau đó, phải kể đến là châu Á và châu Mỹ. Ở châu Á, Nhật Bản được đánh giá là đất nước có trình độ ghép gỗ tuyệt vời nhất, chỉ cần tạo mộng mà không cần phải dùng tới các loại keo kết dính.
Gỗ ghép thanh đã xuất hiện khá sớm trên thị trường, tuy nhiên loại gỗ này mới chỉ được biết đến và trở nên phổ biến từ sau những năm 1970. Những năm gần đây, dòng sản phẩm gỗ ghép công nghiệp đang được ứng dụng rất rộng rãi đặc biệt là trong lĩnh vực thiết kế, thi công sản xuất đồ gỗ nội thất.
Hiện tại, Việt Nam đang là quốc gia có số lượng xuất khẩu thuộc diện hàng đầu thế giới với các dòng sản phẩm chủ đạo như: gỗ cao su ghép, gỗ thông ghép, gỗ tràm ghép, gỗ keo ghép, … Thị trường chủ yếu nhập khẩu dòng sản phẩm này có thể điểm mặt như Nhật bản, Châu âu và đặt biệt là thị trường Trung Quốc do giá thành rẻ hơn so với các Quốc gia khác.
Cấu tạo gỗ ghép thanh
Giống như dòng sản phẩm ván ô tim, gỗ ghép thanh cũng có thành phần chính là những thanh gỗ tự nhiên có kích thước nhỏ, được ghép lại với nhau thông qua các loại máy móc hiện đại. Quá trình này sẽ tạo ra những tấm ván có kích thước lớn hơn thay vì phải khai thác một cây gỗ có kích thước lớn. Cụ thể, dòng sản phẩm này được cấu tạo bao gồm 2 phần:
- Cốt gỗ: Phần cốt gỗ của dòng sản phẩm này chính là việc ghép các thanh gỗ nhỏ lại thành tấm ván có kích thước lớn bằng các mối nối. Các thanh gỗ dùng để ghép có thể là các loại gỗ thông dụng như gỗ cao su, gỗ thông, gỗ tràm, gỗ xoan mộc, gỗ keo…… (phần bìa bắp từ các phân xưởng, gỗ tận dụng) hoặc gỗ có đường kính nhỏ mà không dùng để đóng đồ nội thất đơn lẻ.
- Keo kết dính: Bên cạnh thành phần chính là nguyên liệu các thanh gỗ, cần phải có các phụ liệu dùng để tăng thêm độ kết dính cho gỗ như: keo Urea Formaldehyde (UF), Phenol Formaldehyde (PF) hay Polyvinyl Acetate (PVAC).
Phân loại gỗ ghép thanh công nghiệp
Để phân loại gỗ ghép công nghiệp người ta thường dựa vào 2 tiêu chí đó là:
- Cốt gỗ
- Kiểu ghép thanh
Thứ 1: Phân loại dựa vào cốt gỗ:
Phân loại dựa theo cốt ván chính là việc dựa vào loại gỗ tự nhiên được sử dụng để phân loại. Hiện nay tại thị trường Việt Nam có một vài loại dòng sản phẩm gỗ ghép được sử dụng phổ biến như sau:
- Gỗ thông ghép
- Gỗ tràm ghép
- Gỗ cao su ghép
- Gỗ xoan ghép
- Gỗ phủ keo bóng
- Gỗ phủ veneer
Thứ 2: Phân loại dựa vào kiểu ghép gỗ
Bên cạnh việc phân loại gỗ ghép thanh dựa vào cốt ván (gỗ thông, gỗ tràm, gỗ cao su, …), người ta còn phân loại dựa vào cách ghép gỗ. Hiện tại có 4 cách ghép gỗ được sử dụng phổ biến nhất đó là:
- Ghép nối đầu Finger (ghép đứng hoặc nằm ngang): Tấm ván gồm nhiều thanh gỗ (không cùng độ dài nhưng có cùng độ dày) nối lại với nhau theo các rãnh đã được đánh mộng (có thể làm mồng nằm hoặc mộng đứng) ở 2 đầu được xẻ theo hình răng lược theo chiều đứng rồi lần lượt ghép với nhau thành các thanh có chiều dài bằng nhau. Sau khi ghép xong chúng ta chỉ nhìn thấy vết răng cưa ghép ở bề mặt của tấm ván.
- Ghép cạnh: Cũng giống như ghép nối đầu, với phương pháp ghép cạnh thì các tấm gỗ sẽ được ghép song song các cạnh với nhau. Các tấm ván được lựa chọn sẽ có kích thước bằng nhau và được xẻ hình răng cửa sau đó ghép lại với nhau.
- Ghép song song: Tấm ván gồm nhiều thanh gỗ có cùng chiều dài, có thể có chiều rộng khác nhau, được ghép song song với nhau.
- Ghép giác: Ghép giác là kiểu ghép khá phức tạp. Theo đó, các thanh gỗ được nối lại với nhau thành một khối rồi được xẻ theo hình ảnh và kích thước định sẵn. Sau đó, dùng hai khối gỗ có kiểu dáng và kích thước khớp với nhau (sau khi ghép) để ghép nối với lại với nhau.